Xuất khẩu lao động - chất lượng và ý thức của người lao động

Xuất khẩu lao động - chất lượng và ý thức của người lao động 



Xuất khẩu lao động - chất lượng và ý thức của người lao động
Xuất khẩu lao động - chất lượng và ý thức của người lao động

Cảnh giác với các chiêu lừa đảo xuất khẩu lao động

Cảnh giác với các chiêu lừa đảo xuất khẩu lao động

Cảnh giác với các chiêu lừa đảo xuất khẩu lao động

Cảnh giác với các chiêu lừa đảo xuất khẩu lao động

Vay vốn xuất khẩu lao động tai ngân hàng nông nghiệp


Thực hiện Nghị Quyết của Đại hội nhiệm kỳ III của Hiệp hội, sau một thời gian thu thập ý kiến về những vướng mắc trong việc cho vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài của một số doanh nghiệp và chuyển cho phía Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam ( Agribank ) nghiên cứu trước, sáng ngày 16/11 Thường trực Hiệp hội và đại diện một số doanh nghiệp đã có buổi làm việc với Phó tổng giám đốc Agribank Nguyễn Tiến Đông, cùng dự về phía Ngân hàng có đại diện của các phòng, ban liên quan. Chủ tịch Hiệp hội nêu thực trạng một số khó khăn trong vay vốn của người lao động theo phản ảnh của các doanh nghiệp và sau chuyến đi khảo sát tại tỉnh Thanh Hóa về hồ sơ thủ tục, mức vay và nguồn vốn cho vay và đề xuất với phía Ngân hàng như sau :

- Cần đơn giản thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục không cần thiết, rút ngắn quy trình; loại bỏ những cản trở, phiền hà trong công tác cho vay. Cán Bộ tín dụng ngân hàng, đặc biệt với người lao động thiếu hiểu biết nên tận tình hơn nữa trong việc hướng dẫn người lao động hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách nhanh nhất.

- Nâng mức cho vay phù hợp với chi phí người lao động  phải nộp từng thị trường;  

- Tách biệt cho vay XKLĐ với các hoạt động vay vốn khác của hộ gia đình, và sẵn sàng cho vay nhiều suất với một hộ gia đình có nhiều người tham gia XKLĐ; 

-  Với gia đình có đất đai nhưng chưa có sổ đỏ chỉ cần xác nhận của chính quyền địa phương về việc gia đình sở hữu đất đai đó, không tranh chấp. 

- Trong toàn hệ thống Agribank, thống nhất 1 quy trình phối hợp với các doanh nghiệp XKLĐ để cho vay đối với NLĐ, không để tình trạng chi nhánh NH mỗi tỉnh, mỗi huyện lại đặt ra yêu cầu khác biệt với quy trình cho vay chung. Không buộc các doanh nghiệp mở tài khoản tại NH các tỉnh và trích ký quỹ theo tỷ lệ nhất định.

- Đảm bảo nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài ở các địa phương. 

Đại diện Ban tín dụng hộ và cá nhân cho biết toàn hệ thống Ngân hàng nông nghiệp cho vay XKLĐ theo hướng dẫn và chỉ đạo của Ngân hàng NN trung ương; tuy nhiên Ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên các chi nhánh phải tự quyết định và chịu trách nhiệm về món cho vay, ví dụ có hướng dẫn về việc cho hộ gia đình vay đến 50 triệu động không cần thế chấp, nhưng điều kiện để được vay do chi nhánh Ngân hàng quyết định sao cho đạt mức tối đa về an toàn món vay. Một gia đình có nhiều chương trình, dự án đều được vay vốn, nhưng mức các món vay phụ thuộc vào khả năng trả nợ. Từ lâu Ngân hàng không còn áp dụng mức vay tiêu chuẩn cho từng loại đối tượng mà phải xem xét, cân nhắc từng trường hợp. Trường hợp chưa có sổ đỏ, nếu chính quyền xã xác nhận và cam đoan chỉ cấp một bản xác nhận chính là cho vay được. Lãi suất cho vay theo thị trường.

        Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Tiến Đông hoan nghênh sáng kiến của Hiệp hội tổ chức buổi làm việc để hiểu thêm được tình hình thực tế trong cho vay XKLĐ. Thời gian qua Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, một mặt do chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước, mặt khác là sự cạnh tranh trong huy động vốn. Tuy nhiên, qua buổi làm việc này Ngân hàng sẽ bàn việc tăng cường vốn cho vay XKLĐ, khắc phục hiện tượng thiếu vốn cục bộ. Ngân hàng nông nghiệp Trung ương đã ban hành nhiều hướng dẫn, nhưng các chi nhánh phải tự chịu trách nhiệm về món vay. Vay tới 50 triệu  theo hướng dẫn về nguyên tắc là không phải thế chấp, tuy nhiên có thể chi nhánh vẫn yêu cầu thế chấp, việc này phụ thuộc vào nhân thân của người vay. Về cơ chế thì không vướng mắc, nhưng trên thực tế có thể vẫn phát sinh các bất cập do nhận thức của cán bộ ngân hàng, do thiếu vốn hoặc do sự quan tâm của ngân hàng cấp tỉnh. Sau cuộc họp này, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam sẽ có công văn chỉ đạo trong toàn hệ thống về cho vay XKLĐ. Để tăng cường vốn cho vay, đề nghị Hiệp hội vận động các doanh nghiệp ký quỹ theo quy định của Luật XKLĐ tại Ngân hàng nông nghiệp.

Vay vốn xuất khẩu lao động

 Vay vốn ngân hàng
vay von xuat khau lao dong
Vay vốn xuất khẩu lao động
Vay tại Ngân hàng:
-Gia đình lao động nào thuộc đối tượng chính sách thì lao động vay tại Ngân hàng chính sách (NHCS).
-Đối tượng còn lại vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN).
-Người đứng tên để vay vốn là người nhà lao động (bố, mẹ, vợ, chồng…).
-Ngân hàng chỉ không cho vay đối với những hộ gia đình đã vay Ngân hàng nhưng khoản vay đó đến hạn không thanh toán và đã chuyển thành nợ quá hạn.

Hỗ trợ hồ sơ vay vốn:
Công ty sẽ chuyển cho lao động những mẫu giấy tờ sau:
-Hợp đồng ký giữa Công ty và người lao động.
-Bản cam kết trả nợ vốn vay.
-Giấy xác nhận tuyển dụng.
-Gia đình lao động sẽ phải mang hồ sơ nói trên đến Ngân hàng làm thủ tục vay vốn.

Thủ tục vay vốn:
-Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng.
-Lao động sẽ phải mở tài khoản tại Ngân hàng.
-Khi làm xong thủ tục vay tiền, Ngân hàng sẽ trả cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu Ngân hàng.

Chuyển tiền vay:
-Tiền gia đình lao động vay từ Ngân hàng sẽ được chuyển vào tài khoản của Công ty mở tại Ngân hàng tỉnh.
e.Mức vay: Mức tiền lao động vay được dưới 30 triệu đồng không cần phải thế chấp tài sản.

Thông báo cho lao động ký hợp đồng và xuất cảnh:
Sau khi vay xong tiền Công ty sẽ thông báo cho lao động ra Công ty để ký hợp đồng và làm thủ tục xuất cảnh.
Khi đi lao động mang theo tờ Uỷ nhiệm chi, các phiếu thu của Công ty (nếu có).

 

Những điều cần biết khi ở sân bay

những điều cần biết khi ở sân bay
Những điều cần biết khi ở sân bay
 - Bạn nên cầm trên tay hộ chiếu và vé máy bay của mình để vào cổng.
- Tự xách hành lý và luôn kiểm tra để tránh bỏ quên hành lý của mình.
- Xếp hàng trật tự, đặt hành lý qua máy kiểm tra. Sau khi qua máy kiểm tra, mang hành lý theo sự hướng dẫn của trưởng đoàn đi làm thủ tục check-in.
- Tại quầy làm thủ tục check-in, bạn nộp lại hộ chiếu và vé máy bay cho trưởng đoàn làm thủ tục.
- Bạn đặt hành lý gửi theo hai hàng dọc trước quầy không nên để tiền bạc hoặc tư trang trong hành lý ký gửi.
-Sau khi trưởng đoàn đếm số lượng hành lý gửi, tuyệt đối không bỏ thêm hành lý vào hoặc lấy ra.
- Sau khi làm thủ tục, trưởng đoàn sẽ phát lại cho bạn hộ chiếu, thẻ lên máy bay. Bạn nên đi theo trưởng đoàn làm thủ tục hải quan.
- Tại quầy khai hải quan, bạn  xếp hàng theo thứ tự, xuất trình tờ khai xuất nhập cảnh và hộ chiếu. Nhân viên Hải quan sẽ đóng dấu và trả lại.
- Tại quầy làm thủ tục XNC,  xếp hàng theo thứ tự, cầm trên tay thẻ lên máy bay, tờ khai xuất nhập cảnh và hộ chiếu để qua làm thủ tục xuất cảnh. Sau khi xong thủ tục, công an cửa khẩu sẽ trả lại thẻ lên máy bay, hộ chiếu và liên vàng của tờ khai XNC. Bạn phải giữ lại liên vàng này cho tới khi trở lại sân bay Việt Nam. Khi lên máy bay, bạn nên  nhanh chóng ổn định chỗ ngồi, ngồi đúng số ghế trên thẻ lên máy bay. Không di chuyển lung tung, không chụp hình trên máy bay. Luôn cài dây an toàn, tắt điện thoại di động, máy phát sóng FM trong suốt chuyến bay


Nội dung kiểm tra sức khỏe xuất khẩu lao động

 
Kiểm tra sức khỏe xuất khẩu lao động
Kiểm tra sức khỏe xuất khẩu lao động

Nội dung người lao động bắt buộc phải khám và làm xét nghiệm  
Người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài, khi đến bệnh viện đủ tiêu chuẩn để khám sức khoẻ yêu cầu phải thực hiện khám và làm các xet nghiệm bắt buộc sau:
a. Các xét nghiệm cận lâm sàng và X-quang bắt buộc:
- Công thức máu
- Nhóm máu ABO
- U rê máu
- Đường máu
- Xét nghiệm viêm gam B
- Xét nghiệm HIV
- Xét nghiệm giang mai: tiến hành đồng thời 2 xét nghiệm
+ Xét nghiệm VDRL (hoặc RPR)
+ Xét nghiệm TPHA
- Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu
- Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng
- Xét nghiệm nước tiểu: đường niệu, protein niệu
- Chụp X-quang tim phổi thẳng
b. Các xét nghiệm khác (nếu có yêu cầu)
- Điện tâm đồ
- Điện não đồ
- Công thức bạch cầu
- Tốc độ máu lắng
- Tỷ lệ huyết sắc tố
- Nhóm máu Rh
- Xét nghiệm viêm gan A, B, C
- Thử phản ứng Mantoux
- Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số
- Chẩn đoán thai nghén
- Xét nghiệm tìm Morphin hay chất gây nghiện
- Xét nghiệm tìm chất kích thích (Amphetamin)
- Xét nghiệp chẩn đoán bệnh phong
- Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác
- Siêu âm

Bài học đắt giá cho lao động Nhật Bản

Chỉ một rào cản nhỏ là giao tiếp với người bản địa mà lao động Việt Nam không qua được, dẫn đến nhiều hệ lụy đáng buồn. Đây là bài học không chỉ dành cho người lao động mà còn là bài học đắt giá cho doanh nghiệp đứng ra phái cử lao động sang Nhật Bản.
“Trong hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ), có những vấn đề phát sinh không  thể ngờ. Đó cũng là những bài học kinh nghiệm của công ty qua một hợp đồng đưa lao động sang Nhật Bản”. Bà Lê Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại tạp phẩm Sài Gòn (Tocontap Saigon JSC), đã nói như vậy về chương trình đưa lao động sang Nhật làm kỹ thuật viên chăm sóc ngựa đua.
Bảo đảm ăn ở, thu nhập
Là một trong những doanh nghiệp XKLĐ có uy tín, Tocontap Saigon được Công ty Matsukaze của Nhật chọn làm đối tác cung ứng kỹ thuật viên chăm sóc ngựa tại các trang trại. Ngoài các điều kiện cần thiết khi đi làm việc ở nước ngoài, Công ty Matsukaze đòi hỏi người lao động (NLĐ) phải yêu nghề, có kỹ năng, kinh nghiệm. Các ứng viên đầu tiên đều là người sống trong gia đình làm nghề nuôi ngựa đua ở TPHCM và huyện Đức Hòa - Long An, quen với ngựa từ tấm bé và yêu nghề, mê ngựa, có hơn 5 năm kinh nghiệm với các kỹ năng căn bản. Các ứng viên này được đích thân ông Kei Morooka, Chủ tịch Công ty Matsukaze, sát hạch, lựa chọn.
Chan soc ngua. xuat khau lao dong sang nhat
Lao động chăm sóc ngựa tại Nhật Bản _Ảnh: QUỐC NGUYỄN

Năm lao động đầu tiên của Tocontap Saigon lên đường sang Nhật làm nghề chăm sóc ngựa vào ngày 20-6-2012. Họ làm việc trên đảo Honsu, điều kiện ăn ở và thu nhập được bảo đảm: tiền lương 180.000 yen/tháng, được đài thọ chi phí đi lại, miễn phí nguồn gạo; NLĐ chỉ phải trả tiền nhà, điện, nước, tiền ăn và đóng các khoản bảo hiểm (riêng bảo hiểm lương hưu được BHXH Nhật Bản chi trả sau khi về nước). Trừ các khoản trên, mỗi tháng NLĐ thực nhận 125.000 yen (khoảng 31 triệu đồng).
Không ngán việc nặng, chỉ ngán học
Thế nhưng, rắc rối lại phát sinh khi những NLĐ này không học được tiếng Nhật. Ông Nguyễn Đức Quốc, Giám đốc Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực Tocontap Saigon, cho biết: “Trước khi sang Nhật, họ được học tiếng Nhật giao tiếp căn bản và cam kết sang Nhật sẽ học thêm để giao tiếp tốt hơn. Nhưng đáng tiếc là trong 5 người, chỉ có trưởng nhóm Nguyễn Quang Chinh có trình độ học vấn khá nhất nên hiểu và nói được, những người còn lại đều gặp khó khăn trong giao tiếp với người Nhật, nhất là với người quản lý trực tiếp”. Khi được hỏi vì sao không cố gắng học tiếng, anh em thật thà trả lời: Họ ít học, chỉ quen chăm sóc ngựa. Bắt làm việc nặng họ không ngán, chỉ ngán học vì không thể nhét chữ vô đầu được!
Không giao tiếp được với người quản lý, không gọi được tên ngựa, lại thêm thể trạng yếu và không quen chịu lạnh nên họ không được cho làm kỹ thuật viên mà chỉ làm nhân viên dọn chuồng (theo quy định của Nhật, đây được coi là lao động nông nghiệp). Nản lòng, đã có 2 người xin chấm dứt hợp đồng và được chấp thuận.  Tocontap Saigon sẽ hỗ trợ tiền vé máy bay cho họ về nước.
“Một rào cản nhỏ thôi mà không qua được, quả là đáng buồn. Lần đầu tuyển người đi làm việc này, chúng tôi đinh ninh họ là con nhà nòi, mọi việc sẽ dễ dàng hơn so với người tay ngang. Nhưng thực tế không như mình nghĩ. Đến lúc này mới thấy cần biết bao học vấn và nỗ lực cá nhân” - ông Quốc nói.
 Chọn đầu vào kỹ lưỡng hơn
Hiện nay nhu cầu của Công ty Matsukaze về kỹ thuật viên vẫn còn nhiều. Mức lương 31 triệu đồng/tháng và các khoản đài thọ, điều kiện ăn ở như vậy là khá cao nên nhiều NLĐ đã đăng ký. Lần này, Tocontap Saigon chọn người có trình độ học vấn khá; có khả năng nghe, nói tiếng Nhật và có ý chí, chịu học. “Đó là một bài học đáng nhớ. Nó luôn nhắc nhở chúng tôi đừng nóng vội trong việc chọn đầu vào” - bà Lê Thị Thanh Hương đúc kết.
NGUYỄN THIÊN - báo Người lao động

Xuất khẩu lao động đi Nhật Bản 2013

Tình hình xuất khẩu lao động Nhật Bản trong tháng 5 có nhiều tiến triển về số lượng cũng như chất lượng, các đơn tuyển dụng nhiều hơn và với số lượng lớn hơn so với các tháng trước. Vẫn là các đơn phổ biến của nam như: làm mộc, xây dựng, cơ khí. Đặc biệt là đơn mộc với số lượng tuyển dụng lên đến 26 người, doanh nghiệp tiếp nhận yêu cầu tối thiểu cần 80 ứng viên tham gia. Đối với những đơn tuyển dụng dành cho nữ giới, điện tử và chế biến hải sản vẫn là chủ đạo, ngoài ra các đơn tuyển dụng khá mới như in ấn, nhựa dự kiến thi tuyển vào cuối tháng 5.
Phân tích chung một số yêu cầu của các đơn tuyển dụng cụ thể
+ Điện tử nữ
Xuất khẩu lao động với ngành nghề điện tử rất được lao động Việt Nam ưa thích. Nhật Bản và Đài Loan vẫn là hai thị trường chính của nghành nghề này. Đặc thù của nghành là không yêu cầu về ngoại hình, sức khỏe cao mà tập trung là khéo léo và nhanh nhẹn. Chính vì vậy, nghành điện tử thường tuyển lao động có tuổi trẻ mà không yêu cầu về kinh nghiệm. Độ tuổi cho đơn tuyển dụng điện tử tháng 5 này yêu cầu nữ từ 19-25 và chưa lập gia đình, có thể nói đây là độ tuổi phù hợp nhất của nghành.
Xuất khẩu lao động nhật bản 2013
Thi tuyển đơn tuyển dụng nông nghiệp - trồng nấm
 + Mộc  xây dựng Shiga va Saitama Nhật Bản:
Đây là cơ hội để thực tập sinh làm việc tại tỉnh Tinh Shiga va Saitama Nhật Bản. Số lượng tuyển lớn nhưng sự cạnh tranh về cơ bản không có gì thay đổi, học viên đăng ký tham gia không cần nhiều về kinh nghiệm làm việc. Đơn tuyển dụng hạn chế ở độ tuổi từ 28 trở xuống và ưu tiên hơn đối với những bạn có bằng trung cấp, cao đẳng. Hình thức tuyển dụng lao động Nhật Bản vẫn nặng về bản chất chương trình tu nghiệp sinh, họ đánh giá những học viên có bằng cấp cao sẽ tiếp thu nhanh và học việc tốt hơn.
Nghành xây dựng Nhật Bản
Xuất khẩu lao động Nhật Bản nghành xây dựng thi tuyển tháng 3/2013
Trong Nhật Bản , trụ cột của cơ sở hạ tầng phát triển là xây dựng ngành công nghiệp, trong đó sử dụng 9,4 phần trăm lực lượng lao động vào năm 1990 và đóng góp một số 8,5 phần trăm GDP. Sau khi hai cuộc khủng hoảng dầu ( 1973 và 1979 ) trong những năm 1970, đầu tư xây dựng quay chậm chạp, và tỷ trọng đầu tư xây dựng trong GNP giảm dần. Trong năm 1987, tuy nhiên, kinh doanh mở rộng thông qua niềm tin nhà đầu tư, tiếp tục gia tăng trong lợi nhuận doanh nghiệp, cải thiện thu nhập cá nhân, và gia tăng nhanh chóng trong giá đất. Tỷ trọng đầu tư xây dựng trong GNP tăng mạnh, đặc biệt là chất lượng hơn và cao hơn giá trị gia tăng nhà ở, các công trình công cộng. Do thiếu hụt lao động, nghành xây dựng Nhật Bản đã tiếp nhận lao động xuất khẩu từ các nước khá sớm.
Mặc dù nhu cầu về nhà ở tư nhân mới được dự kiến ​​sẽ tăng trong những năm 1990, tốc độ tăng trưởng thậm chí còn lớn hơn đã được dự kiến ​​cho các tòa nhà văn phòng khu đô thị mới. Một số dự án lớn đã được tiến hành, cho thấy ngành công nghiệp xây dựng sẽ kinh nghiệm tăng trưởng liên tục trong suốt những năm 1990. Chúng bao gồm các dự án bờ sông Tokyo và tái phát triển đô thị, đường cao tốc xây dựng, và mới hoặc mở rộng các sân bay .
Công nghệ xây dựng của Nhật Bản, trong đó bao gồm nâng cao thiết kế chống động đất , là một trong những phát triển nhất trên thế giới. Các công ty lớn cạnh tranh để cải thiện kiểm soát chất lượng trong tất cả các giai đoạn của thiết kế, quản lý và thực hiện. Nghiên cứu và phát triển tập trung đặc biệt vào các cơ sở năng lượng có liên quan, chẳng hạn như các nhà máy điện hạt nhân và chất lỏng khí thiên nhiên bể chứa (LNG). Các doanh nghiệp lớn nhất cũng được cải thiện của họ xây dựng dưới nước phương.
Mọi thông tin phản hồi xin gửi về:
Trang thông tin xuất khẩu lao động